0

Rối loạn nhân cách dạng phân liệt là gì? | Safe and Sound

Rối loạn nhân cách dạng phân liệt hay còn được gọi là rối loạn nhân cách Schizotypal, đặc trưng bởi những hành vi, cảm giác kỳ quặc, lập dị. Theo chuyên gia tâm lý, những người này cũng hạn chế bộc lộ cảm xúc, thiếu mong muốn hoặc các kỹ năng cần thiết để xây dựng các mối quan hệ xung quanh.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Định nghĩa rối loạn nhân cách dạng phân liệt

Rối loạn nhân cách dạng phân liệt (Schizotypal Personality Disorder - STPD) được chuyên gia tâm lý xếp vào rối loạn nhân cách nhóm A cùng với rối loạn nhân cách hoang tưởng và rối loạn nhân cách phân liệt ScPD. Người bệnh mắc rối loạn nhân cách dạng phân liệt đặc trưng về sự xa lánh những người xung quanh, hoang tưởng, có xu hướng nói chuyện một mình. Chuyên gia tâm lý cho biết, rối loạn nhân cách dạng phân liệt có xu hướng liên quan tới kiểu suy nghĩ và hành vi kỳ quặc, lập dị và trải nghiệm nhận thức bất thường.

Theo chuyên gia tâm lý, rối loạn nhân cách dạng phân ly là bệnh lý có yếu tố mãn tính, thường xuất hiện trước giai đoạn trưởng thành và có thể kéo dài đến suốt cuộc đời.

Ảnh 1: Người bệnh thường xa lánh những người xung quanh, có xu hướng nói chuyện một mình

2. Triệu chứng rối loạn nhân cách dạng phân liệt

Các chuyên gia tâm lý cho biết, người bệnh rối loạn nhân cách dạng phân liệt thường cảm thấy khó chịu trong quá trình tương tác giữa những người xung quanh. Rối loạn này cũng liên quan đến suy nghĩ méo mó và hành vi lập dị. Theo chuyên gia tâm lý, người bệnh có xu hướng đẩy mọi người ra xa, thậm chí tạo ra sự cô lập. Một số triệu chứng điển hình của rối loạn nhân cách dạng phân liệt là:

  • Người bệnh trở nên rất lo lắng và thu mình trong các tình huống xã hội, thậm chí cả trong những bối cảnh quen thuộc.
  • Họ đưa ra những phản ứng không phù hợp đối với những ngụ ý trong giao tiếp xã hội.
  • Họ có những suy nghĩ hoang tưởng, gán vào những sự kiện hàng ngày tầm quan trọng không đúng đắn và lạc hướng. Chuyên gia tâm lý cho biết, họ có thể tin rằng một nhan đề bài báo có chứa đựng những thông điệp bí mật dành cho họ.
  • Họ có thể tin vào những năng lực đặc biệt, chẳng hạn như thần giao cách cảm, hay năng lực thần bí của riêng họ có khả năng tác động đến cảm xúc và hành động của người khác.
  • Họ có thể có cách nói chuyện bất thường, chẳng hạn như nói những câu dài dòng, mơ hồ, hay thay đổi đề tài giữa chừng.

3. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn nhân cách dạng phân liệt

Ảnh 2: Rối loạn nhân cách dạng phân liệt khiến người bệnh cô độc và thiếu tin tưởng người khác

A. Luôn khó chịu trong các mối quan hệ xã hội hoặc với những người xung quanh, giảm khả năng làm việc, chuyên gia tâm lý cho biết, sống khép kín, có nhận thức và tri giác rất méo mó, hành vi kỳ dị, bắt đầu sớm ở tuổi thanh niên, có 5 (hoặc hơn) các biểu hiện sau:

  1. Ý tưởng liên hệ (chưa phải là hoang tưởng liên hệ).
  2. Niềm tin rất kỳ quái, chi phối hành vi và không phù hợp với nền văn hóa (mê tín, tin rằng mình luôn sáng suốt tuyệt đối, giác quan thứ 6, phép thuật).
  3. Có những trải nghiệm tri giác không bình thường, bao gồm cả ảo tưởng về cơ thể.
  4. Ý nghĩ và lời nói rất kì dị (mơ hồ, ẩn ý, khó hiểu).
  5. Nghi ngờ và ý tưởng paranoid.
  6. Cảm xúc lạnh lùng và khép kín
  7. Hành vi và hình thức bên ngoài rất kì cục và lập dị.
  8. Không có bạn thân, chỉ quan hệ với những người họ hàng mức độ 1.
  9. Không sao giảm lo lắng quá mức về các tình huống xã hội dù các tình huống này đã quen thuộc và có chiều hướng sợ các tình huống đó hơn là quen với nó.

B. Không chỉ xảy ra trong phạm vi bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc có loạn thần, rối loạn loạn thần khác hoặc các rối loạn phổ tự kỷ.

: Rối loạn nhân cách dạng phân liệt là gì? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound